Ô tô lao ‘như thiêu thân’ sang làn đường ngược chiều, suýt đâm trực diện xe khách
Nothing Phone là thương hiệu điện thoại thành lập bởi Carl Pei - cựu sáng lập OnePlus. CellphoneS là hệ thống mở bán Nothing Phone 2A và 2A Plus, với mức giá ưu đãi lần lượt 7,29 triệu đồng và 9,39 triệu đồng. Cùng nhiều ưu đãi khi thanh toán đến 2 triệu đồng, trợ giá khi thu cũ lên đời, trả góp dễ dàng công ty tài chính, thẻ tín dụng hoặc trả góp MoMo,… Nothing Phone gây ấn tượng với thiết kế lưng trong suốt, hiển thị linh kiện bên trong. Cụm đèn LED Glyph nhấp nháy theo thông báo. Trang bị chip Dimensity 7200 Pro và 7350 Pro lần lượt cho 2A và 2A Plus. Viên pin dung lượng 5000mAh hỗ trợ sạc nhanh 45 ~ 50W. Hai thiết bị đi kèm cảm biến chính 50MP hỗ trợ chống rung quang học OIS, và góc siêu rộng 50MP.Điểm nhấn của Nothing Phone đến từ Android thuần gốc tương tự thiết bị Google Pixel, hiện đã cập nhật lên Android 15 mới nhất. Nothing OS chỉ bổ sung một số tính năng tùy biến về icon, điều chỉnh đèn LED Glyph để đảm bảo mượt mà.Khách hàng quan tâm điện thoại Nothing Phone với giá ưu đãi có thể đến mua trực tiếp tại gần 140 cửa hàng CellphoneS khắp 35 tỉnh thành toàn quốc, mua online trên website hoặc liên hệ Hotline 18002097 để được tư vấn. CellphoneS hỗ trợ miễn phí giao hàng tận nơi, thanh toán khi nhận hàng hoặc thanh toán online dễ dàng.Man City sẽ có Jude Bellingham vì HLV Pep Guardiola
Kết quả cho thấy quả thực là có.
Thênh thang con đường của lòng dân
Ngày 4.3, bác sĩ chuyên khoa 2 Huỳnh Thị Thúy Kiều (Phó trưởng khoa Cấp cứu - Bệnh viện Nhi đồng 2) cho biết, khoa vừa tiếp nhận và đang tích cực điều trị cho nam bệnh nhi T.Khai thác bệnh sử, gia đình cho biết bé T. đang chơi thì vô tình chạm tay vào bàn inox nằm sát bên lưới B40, lưới này tiếp xúc với đường dây điện. Sau khi chạm, bé T. bất tỉnh tại bàn, khoảng 5 phút sau người nhà mới phát hiện. Bé T. được chuyển vào cơ sở y tế tại địa phương, được sơ cấp cứu và chuyển tuyến đến Bệnh viện Nhi đồng 2. Sau khi được các y bác sĩ khoa Cấp cứu tích cực điều trị hồi sức cấp cứu, tình trạng người bệnh vẫn còn rất nặng.Theo bác sĩ Kiều, hằng năm khoa Cấp cứu tiếp nhận khoảng 3-5 trường hợp bệnh nhi gặp tai nạn do điện. Nguyên nhân thường do gia đình đang sửa chữa các thiết bị điện, trẻ vô tình dẫm hoặc chạm phải. Đây là tai nạn hết sức nguy hiểm, có thể ảnh hưởng đến tính mạng con người ngay lập tức. "Dòng điện đi xuyên vào trong cơ thể con người, sẽ gây tổn thương các cơ quan, từ vị trí tiếp xúc với dòng điện tại chỗ gây bỏng, tổn thương thần kinh, tổn thương tim gây rối loạn nhịp tim, ngưng tim và tất cả các cơ quan khác. Ngoài các tổn thương cấp tính, tai nạn do điện có thể để lại di chứng lâu dài trên hệ thần kinh, tim, thận, cơ xương khớp…", bác sĩ Kiều cho hay.Nhằm phòng ngừa cho trẻ trước các sự cố tai nạn tương tự, bác sĩ Kiều nhấn mạnh, phụ huynh nên sát sao với con trẻ, luôn để trẻ trong tầm mắt. Tình huống sửa chữa các thiết bị điện tại nhà cần ngắt nguồn điện hoặc đảm bảo trẻ không tiếp xúc. Đặc biệt cần để các vật dụng có điện ở nơi an toàn, xa tầm tay trẻ, các ổ điện cần được che chắn hoặc trang bị nút bít ổ điện để đảm bảo an toàn cho trẻ, nhất là trẻ trong độ tuổi khám phá.
Tập 123 Mái ấm gia đình Việt lên sóng với sự góp mặt của dàn khách mời gồm Hoa hậu Bùi Quỳnh Hoa, diễn viên Phát La, cầu thủ Nhâm Mạnh Dũng. Họ vượt qua các thử thách để giúp đỡ 3 hoàn cảnh khó khăn gồm Trần Thị Trà My, Hoàng Thị Bảo Trâm và Hoàng Văn Khôi. Trong chương trình, hoàn cảnh của em Hoàng Thị Bảo Trâm khiến nhiều người xót xa. Năm 2018, cha cô bé mất do tai nạn, khiến gia đình rơi vào bế tắc. Chị Cúc - mẹ Bảo Trâm vốn làm nông, không có công việc ổn định lại phải chăm sóc 2 con nhỏ và mẹ già. Biết mẹ vất vả, Trâm tự nhủ phải học thật giỏi để có công việc ổn định lo cho gia đình. Em hy vọng có một số tiền để sửa nhà, lót lại phần sân bị vỡ. Hoa hậu Bùi Quỳnh Hoa xúc động khi lắng nghe câu chuyện. Cô nói: “Bé chỉ mới học lớp 6 thôi mà hiểu chuyện đến mức đau lòng. Tôi xúc động khi thấy bé rất nỗ lực, thương mẹ và luôn cố gắng để lo cho người thân”, nàng hậu chia sẻ. Cầu thủ Nhâm Mạnh Dũng thương Bảo Trâm vì mất cha ở độ tuổi còn quá nhỏ, cũng xót xa cho người mẹ vì vất vả trăm bề. Anh dành nhiều lời khích lệ đến các nhân vật, hứa sẽ cố gắng hết mình trong các thử thách để mang về phần thưởng giá trị cho các gia đình. Diễn viên Phát La đồng cảm nói: “Tôi cũng là một cậu bé lớn lên không có sự dẫn dắt của cha nên rất hiểu cảm giác của các bé ngay lúc này. Nhưng bản thân tôi đã tìm được cách để vượt qua sự thiếu thốn đó. Giờ đây, tôi đã đủ mạnh mẽ để một mình đương đầu với những khó khăn trong cuộc đời mà không có sự dẫn dắt của cha. Tôi hy vọng các bé cũng sẽ dần dần học được điều đó, mạnh mẽ để vượt qua những khó khăn trong tương lai”. Bước vào thử thách chính, Phát La, Bùi Quỳnh Hoa và Nhâm Mạnh Dũng lần lượt kết hợp với các em nhỏ vượt qua thử thách ném phi tiêu. Việc chạy liên tục để hỗ trợ cho cả 3 gia đình khiến dàn khách mời đuối sức, song vẫn cố gắng hoàn thành nhiệm vụ được giao. Ở thử thách khác, Bùi Quỳnh Hoa thích thú khi được đọ trình đá bóng với Nhâm Mạnh Dũng. Với yêu cầu từ ban tổ chức, nam cầu thủ trở thành điểm sáng, giúp cả đội sớm vượt qua thử thách. Trải qua các vòng thi, em Trần Thị Trà My nhận về 15 triệu đồng. Em Hoàng Thị Bảo Trâm về nhì, nhận 20 triệu đồng. Còn gia đình em Hoàng Văn Khôi tiếp tục bước vào vòng đặc biệt, giành được cơ hội rút bảng logo và mang về số tiền thưởng 65 triệu đồng từ Tập đoàn Hoa Sen. Ngoài ra, dưới sự vận động của dàn khách mời đã thu về hơn 160 triệu đồng, hỗ trợ các em nhỏ vươn lên trong cuộc sống.
Nóng: Nguyễn Thị Hương, Phạm Thị Huệ tạo kỳ tích, đua thuyền Việt Nam giành 2 vé Olympic
Cuối tháng 2, nhiều người dùng điện thoại iPhone cho biết sau khi cập nhật ứng dụng Messenger trên nền tảng iOS lên phiên bản mới nhất, phần mềm nhắn tin thuộc Meta đã chuyển màu sắc của biểu tượng tin nhắn trên logo từ tím sang bong bóng màu xanh, đặt trên nền trắng. Trước đó khoảng 1 tuần, thay đổi này cũng diễn ra trên hệ điều hành Android. Như vậy, hiện tại logo Mesenger trên cả hai nền tảng di động phổ biến nhất đều đã đồng bộ về nhận diện.Biểu tượng ứng dụng mới trở về sử dụng 2 tông màu xanh dương - trắng giống với các logo trước đó, trừ giai đoạn 2020 đến đầu năm 2025 khi phần mềm này sử dụng màu tím theo phong cách pha trộn màu: một dải sắc tím, hồng và cam kết hợp, chuyển đổi mượt mà tạo ra tông, sắc khác nhau, không dùng màu duy nhất. Thời điểm đó, Meta cho biết sự thay đổi nhằm đồng bộ sản phẩm với Instagram - một ứng dụng khác cũng thuộc sở hữu của "ông lớn công nghệ" này.Trong lần thay đổi mới đây, Meta vẫn chưa đưa ra công bố chính thức nào. Mọi lý do hiện tại đều từ suy đoán của người dùng, trong đó có thể kể đến sự trùng hợp trong nhiệm kỳ Tổng thống Mỹ. Sau khi ông Donald Trump lên nắm quyền, Meta đã có một số động thái đáng kể, nghiêng theo quan điểm cứng rắn của vị tổng thống, ví dụ trong vấn đề giới tính.Bên cạnh đó, còn có những ý kiến cho rằng việc quay lại logo xanh - trắng truyền thống bắt nguồn từ việc Meta nhận thấy người dùng có sự gắn kết mạnh mẽ với thiết kế ban đầu, coi đó là biểu tượng của sự đơn giản và dễ nhận biết; hay việc hãng điều chỉnh chiến lược thương hiệu, tập trung vào phân biệt rõ ràng giữa ứng dụng, dịch vụ khác nhau thay vì tích hợp như thời gian qua...Sau gần 5 năm sử dụng logo Messenger màu tím phong cách trộn sắc trên nền trắng, người dùng đã quen khi phần mềm này nổi bật trong danh mục các ứng dụng nhắn tin của họ nên việc đổi về tông xanh - trắng đã khiến không ít chủ tài khoản nhầm lẫn và lúng túng trong việc tìm chương trình từ danh sách trên máy.Chị Việt Nga (Hà Nội) cho biết sau khi cập nhật, chị vẫn chưa thể quen với thay đổi của Messenger nên mỗi lần sử dụng dịch vụ nhắn tin này đều tốn thời gian để tìm và xác định trong danh mục ở điện thoại. "Đến khổ, chưa quen lại với xanh trắng, nên từ sáng đến giờ mỗi lần vào Messenger lại phải tìm", người dùng này tâm sự khi các phần mềm liên lạc hay dùng như Messenger, Facebook, Zalo, Telegram trên máy mình đều có tông màu tương tự nhau khiến chị không ít lần nhấn chọn nhầm dịch vụ muốn sử dụng.Nhiều người dùng điện thoại khác cũng cho biết họ mất chút thời gian lưỡng lự để phân biệt giữa các ứng dụng sau khi có sự thay đổi trên. "Facebook, Zalo, Telegram, Messenger, LinkedIn giờ đây nhìn lướt qua đều na ná giống nhau", một người dùng nói.Kể từ khi tách khỏi ứng dụng chính vào năm 2011, giao diện của Messenger đã có nhiều biến đổi rõ rệt. Ban đầu, biểu tượng chỉ là một bong bóng thoại màu xanh cùng tia sét trắng, thể hiện khả năng liên lạc tức thì và trực tiếp. Suốt các bản cập nhật năm 2013 và 2018, thiết kế này chỉ được tinh chỉnh chút ít, với nét bo tròn và phong cách gần gũi hơn, nhưng vẫn duy trì gam xanh đặc trưng của Facebook.Bước ngoặt xảy đến vào tháng 10.2020, khi Meta công bố logo hoàn toàn mới với những mảng màu phối (gradient) gồm tím, hồng và cam, lấy ý tưởng từ gam màu của Instagram. Sự chuyển đổi không chỉ mang ý nghĩa thẩm mỹ, mà còn cho thấy chủ trương hợp nhất Messenger với Instagram Direct Messages, hướng đến tương tác xuyên nền tảng.